Đà Nẵng được xem là một thành phố đáng sống của Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Các điểm du lịch Đà Nẵng như Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng, Bảo tàng Chăm, Bán Đảo Sơn Trà, Bà Nà,… và nhiều khu vui chơi giải trí đặc sắc khác. Sau đây mình xin giới thiệu một số kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng để các bạn tham khảo cho chuyến đi du lịch của mình nhé.

1. Phương tiện đến Đà Nẵng

Có rất nhiều phương tiện đi đến Đà Nẵng, vì thế bạn có thể chọn 1 phương tiện phù hợp vào sức khỏe và thuận tiện. Chúng mình xuất phát từ Đồng Hới và chọn tàu hỏa là phương tiện đến Đà Nẵng bởi lẽ chúng mình thích ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và ngắm nhìn đèo Hải Vân từ trên cao sau những dãy núi cao vút. Vé tàu từ Đồng Hới – Đà Nẵng rất rẻ…

deo-hai-van

Khách sạn lưu trú

Nhóm mình đặt chân đến Ga Đà Nẵng và đặt xe 4 chỗ về khách sạn Littlie Home – 74 Lý Thái Tổ. Giá xe 4 chỗ từ ga Đà Nẵng về khách sạn là 150.000 VNĐ/ lượt. Giá phòng chỉ tầm 250.000 VNĐ/ người loại phòng twin và đã bao gồm ăn sáng. Dịch vụ phòng ốc sạch sẽ là tiêu chí của nhóm mình.

Đến Đà Nẵng mà trải nghiệm bằng xe ô tô thì không thể xem là thú vị. Vì vậy mà mình thuê xe tay ga để chinh phục các điểm du lịch Đà Nẵng. Bạn có thể thuê xe máy tại khách sạn để thuận tiện hơn với giá 120.000 VNĐ/xe/ ngày. Chi phí xăng đi trong 2 ngày là 50.000 VNĐ.

>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các khách sạn 3 sao ở Đà Nẵng giá rẻ, chất lượng dịch vụ tốt

2. Hành trình của chúng mình bắt đầu

Điểm nhấn quan trọng của chùa Ling Ứng là tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (67m). Nổi tiếng với những điều tâm linh trong lòng mỗi người dân cũng như du khách khi bước chân đến đây. Tượng đứng tựa lưng vào núi, mắt về hướng biển, một tay bắn ấn tam muội, tau kia cầm bình nước cam lộ như đang rưới an lành cho ngư dân đang ở khơi xa. Đến khuôn viên chùa, ngồi tịnh tâm để nghe được hơi thở của biển, nghe những âm thanh kinh Phật nhẹ nhàng đã giúp tâm hồn mình thanh tịnh và khơi sáng những khó khăn đang gặp phải của chính bản thân mình.

chua-linh-ung

Đà Nẵng đẹp không chỉ các công trình kiến trúc từ bàn tay thủ công điêu luyện mà còn những công trình tạo hóa mang lại. Bãi Bụt, Bãi Rạng là “hòn ngọc” của biển Đà Nẵng. Nước biển ở đây xanh rì, nhấp nhô nhiều bãi đá cổ rêu phong cũng là một trong những địa điểm “hot” của các cặp đôi uyên ươn chụp ảnh cưới. Màu xanh của trời, màu xanh của biển, “màu thời gian” của rạng đá là minh chứng của tình yêu đẹp nhất cho đôi lứa.

Điểm du lịch Đà Nẵng thứ ba mình vi vu chính là cầu Tình yêu và Tượng cá chép hóa rồng. Theo mình đến cầu Tình Yêu vào buổi tối sẽ lí tưởng hơn bởi lúc ấy những chiếc đèn lồng treo dọc thân cầu bắt đầu sáng đèn, phản chiếu ánh sáng đỏ long lanh xuống mặt sông dập dênh tạo nên bức tranh động trên mặt sông Hàn thơ mộng. Đặc biệt vào tham quan cầu Tình Yêu hoàn toàn không phải mua vé.

Nhắc đến Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn – một địa điểm du lịch Đà Nẵng luôn là điểm ghé chân trong chương trình của hầu hết du khách khi đi từ Đà Nẵng sang Hội An. Ngũ Hành Sơn được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ “bao bọc” bởi rất nhiều huyền thoại khác nhau. Núi Ngũ Hành Sơn được tạo hóa thiết kế có nhiều động như Động Âm Phủ – được kiến tạo từ thiên nhiên, được xem là hang động lớn và huyền bí nhất khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Động Huyền Không một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động và cuối cùng là Động Vân Thông.

Tâm linh và khám phá chính bản thân là cảm giác của mình khi đặt chân ở Ngũ Hành Sơn. Vé vào tham quan khu danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn là 15.000 vnđ/vé  và 40.000 vnđ/vé nếu đi thang máy.

Mục đích của mình trong chuyến tham quan là vừa khám phá thiên nhiên và hiểu được người dân Đà Nẵng vì vậy điểm mình chọn chính là chợ Hàn. Chợ Hàn cũng là một trong những ngôi chợ nổi tiếng ở Đà Nẵng. Rảo bước qua những khu đặc sản các cô mời chào nồng nhiệt và thân thiện. Mình dừng chân tại shop nhỏ để mua một số đặc sản về làm quà cho người thân. Cô chủ ưng cần hỏi thăm từ đâu đến? ở lại Đà Nẵng trong bao lâu? Rồi hướng dẫn các món ăn địa phương và những quán mà dân Đà Nẵng thường xuyên ghé vừa rẻ lại vừa ngon đúng chuẩn vị Đà Nẵng. Sự nhiệt tình, ưng cần và giọng nói ấm áp cũng đủ hiểu con người Đà Nẵng chân thật như thế nào.

Hội An – điểm du lịch ở miền Trung gần Đà Nẵng nhất chỉ mất khoảng 45 phút xe máy. Mình khởi hành đi từ Đà Nẵng lúc chiều tối để xem phố cổ Hội An lúc lên đèn. Bước  đến lãnh địa Hội An là một viễn cảnh hoàn toàn khác: vẻ đẹp cổ kính của những bức tường vàng ngói rêu phong, không gian thanh tịnh, nhịp sống của dân nhẹ nhàng không xô bồ như Đà Nẵng.

Hội An là “gu” của những du khách tìm kiếm sự thanh bình, giao lưu văn hóa và lễ hội truyền thống. Hội An cho mình một dòng suy nghĩ về lối sống mình suy nghĩ về nhịp sống Đến Hội An bạn sẽ thấy hòa toàn khác biệt thanh bình mang vẻ đẹp của cổ kính và đặc biệt là “hơi thờ” của phố cổ cứ lôi cuốn con người quay lại mãi không muốn bước chân về.

hoi-an

3. Hành trình “càn quét” ẩm thực Đà Nẵng, Hội An

Sau một ngày vui chơi ròng rã, chương trình của mình tiếp tục “càn quét” ẩm thực đường phố Đà Nẵng. Món đầu tiên chính là bánh tráng thịt heo 2 đầu quán Trần số 4 Lê Duẩn, Hải Châu. Với rau xanh sắp trên bánh tráng mỏng kẹp bánh ướt gắp miếng thịt vào giữa, trên cùng là mấy lát dưa chuột, chuối chát cuộn thật chặt chấm mắm nêm ớt tỏi nhai từ từ để nghe được hương vị mặn mà, phảng phất mùi thơm của nước chấm chỉ có ở miền Trung.

Quán ăn mình quyết định ghé chân chính là quán Bà Mua – 21 Trần Bình Trọng, Đà Nẵng. Giá 120.000 VNĐ/ 2 người.

banh-trang-cuon-thit-heo

Nổi tiếng không kém chính là mỳ quảng ếch Bếp Trang địa chỉ 441 Ông Ích Khiêm – nơi nổi tiếng về đặc sản mì quảng Đà Nẵng.  Nguyên liệu chính của món mỳ quảng Trang chính là ếc đồng được chặt miếng to, chế biến theo phong cách riêng từ ướp thịt, phi hành cho đến gia vị. Song song vào đó là cách bày trí đẹp mắt, tùy đôi tượng khách mà quán có thể dọn mỳ trên một cái mẹt bằng tre nhỏ, với 4 phần cân đối gồm rau , mỳ, bánh tráng và hũ nước nhưn. Một phần bình thường cho 1 người ăn thì 79.000 vnđ/ tô. Có nhiều loại mỳ quảng cá: 29.000 VNĐ/ tô, mì quảng đùi gà: 49.000 VNĐ/ tô.

mi-quang-ech

Ẩm thực Đà Nẵng còn nổi tiếng với món bún chả cá. Quán bún chả cá thu hút đông dân ở Đà Nẵng là  quán chả cá không tên nằm ở 109  đường Nguyễn Chí Thanh. Cá tươi được xay nhuyễn và giữ được độ dai, nước lèo đậm đà thì không còn gì chê được.

Không chỉ ở Đà Nẵng, ẩm thực Hội An cũng không kém du khách trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là Hội An còn nổi tiếng với những món ăn vỉa hè và mì Phượng (2B Phan Chu Trinh) chính là món mà nhiều du khách phải mất hàng tiếng đồng hồ để được thưởng thức. Giá ổ mì chỉ với 20.000 VNĐ nhưng lại có vị ngon và thơm đúng chất “cổ”.

Thức uống đang hot rầm rầm ở Hội An chính là món trà Mọt – loai nước trà được pha chế từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên, giá chỉ có 10.000 VNĐ/bịch nhưng uống vào lại rất mát và thơm. Phảng phất mùi hương sen, thanh ngọt của đường phèn và táo bắc, hòa cùng vị đắng của trà và vị chua của chanh.  Tiếp theo sẽ là món chè Xì Mà Phủ ( hay còn gọi là mè đen) chỉ với 10.000vnđ /chén hương vị rất ngon và mang sự khác biệt so với các loại chè khác.

nuoc-mot-noi-tieng-hoi-an

Mặc dù chỉ ở lại Đà Nẵng 1 đêm nhưng ở đây mang lại cho người ta một không khí không ồn ào, tập nập như Sài Gòn hay Hà Nội.Các điểm du lịch Đà Nẵng và con người ở đây rất hiền lành, thân thiện lại rất đẹp và bình dị. Nếu bạn còn trẻ và  khỏe, thì hãy nên tung hoàng điểm đến Đà Nẵng 1 lần bạn sẽ tìm lại được chính mình.

Bạn có thể tham khảo thêm: Đến Đà Nẵng chơi gì? ở đâu? Trọn bộ “bí kiếp” du lịch Đà Nẵng